Tự lắp ráp một chiếc Flycam có khó không?

Flycam nguyên chiếc hiện tại đang có mặt khá nhiều trên thị trường, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một sản phẩm cho mình. Thế nhưng đối với những người đam mê trải nghiệm mới, việc lắp ráp một sản phẩm Flycam mang phong cách riêng, với nhiều khác biệt là trải nghiệm thực sự tuyệt vời. Vậy tự lắp ráp một chiếc Flycam có khó không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây,

Để lắp ráp được một chiếc flycam không yêu cầu bạn những kiến thức quá cao siêu, nhưng cũng cần kỹ năng về hàn mạch điện và những hiểu biết về các thiết bị cũng như linh kiện trên Flycam. Việc cấu hình và cài đặt cho chiếc Flycam bay ổn định cũng là thách thức không nhỏ với những người đam mê dòng sản phẩm kiểu này.

1

Để lắp đặt được một chiếc Flycam cần các linh kiện và thiết bị như sau:

  • -Động cơ cho Flycam
  • -ESC (Bộ điều tốc)
  • -Mạch cân bằng
  • -TX và RX (bộ điều khiển)
  • -KIT (bộ khung của máy bay)
  • -Pin
  • -Các phục kiện đi kèm

Việc lựa chọn các linh kiện cho Flycam vô cùng quan trọng, để máy có thể hoạt động tốt cần lựa chọn các linh kiện phù hợp với cấu hình tương thích với nhau. Có khá nhiều cấu hình mà bạn lựa chọn cho các dòng Quadcopter như loại 4 cánh, 6 cánh 2 8 cánh. Nhưng về cơ bản, nguyên lý của chúng cũng tương tự nhau khi hoạt động.

hmf s550 pcb hexacopter fpv aircraft frame w hml 650 carbon fiber quick install retractable folding

Lựa chọn động cơ đúng sẽ giúp máy có khả năng nâng tải tốt, khả năng giữ thăng bằng và hoạt động ổn định hơn, độ bền cao hơn. Đi kèm với động cơ là ESC cũng phải phù hợp với chúng, nếu ESC lựa chọn không đúng sẽ khiến cho thiết bị ko thể hoạt động, hoặc trong trương hợp xấu khiến ESC quá tải và cháy.

Được gọi là trái tim của những chiếc flycam tự lắp ráp, mạch cân bằng chiếm vị trí vô cùng quan trọng khi từ bộ phận này, nó sẽ cung cấp tín hiệu giúp máy bay có thể hoạt động cân bằng và ổn định. Có rất nhiều loại mạch cân bằng để bạn có thể lựa nhưng về cơ bản có thể tạm hiểu bao gồm mạch cần bằng thông thường, và mạch cân bằng có GPS.

Mạch cân bằng thông thường điển hình như CC3D hay KK 2.1.5 vẫn có thể giúp máy bay có khả năng bay cân bằng và ổn định nhưng lại không có sẵn tính năng GPS để giúp máy có thể tự động định vị và tự bay trở về.

 

Còn đối với mạch cần bằng có GPS như Naza với hệ thống GPS đi kèm giúp thiết bị có khả năng giữ vị trí và độ cao cực tốt, có thể lưu lại điểm xuất phát ban đầu để tự động trở về khi được gọi hay khi vô tình mất sóng. Tất nhiên giá của nó cũng cao hơn so với các loại mạch thông thường khác nhiều.

Lựa chọn KIT cho Flycam tự lắp ráp của bạn cũng là yếu tốt không thể bỏ qua, lựa chọn phù hợp ngay từ đầu để định hình thiết bị của bạn và tính toán được lượng công việc mà mình sẽ làm. Như đã nói bạn có thể lựa chọn KIT dạng 4,6 hay 8 cánh.

Một bộ linh kiện lắp ráp flycam

Bộ thu và phát sóng của Flycam cũng có nhiều loại, bạn có thể lựa chọn một số dòng tay cầm được nhiều người dùng sử dụng như tay Flysky i6, tay DEVO 7 cho khoảng cách truyền xa, sóng ổn định mà mức giá lại dễ chịu.

Đối với PIN, vấn đề nổi cộm trên các dòng flycam không chỉ là Flycam tự lắp ráp mà trên cả những dòng Flycam giá rẻ nguyên chiếc, lựa chọn PIN như nào cho phù hợp là điều không hề đơn giản, không phải cứ pin có dung lượng cao sẽ cho thiết bị thời gian bay lâu. Pin cần phải phù hợp với dòng xả, về kích thước, trọng lượng…. để thiết bị hoạt động tốt ưu nhất.

Về cơ bản là vậy nhưng nếu bạn đủ đam mê chắc chắn bạn sẽ lắp đặt được thiết bị như ý.

Xem thêm các video review về flycam tại channel youtube Linh Kiện RC

Trả lời