Lịch sử ra đời của hãng hàng không Boeing của Mỹ

Boeing không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người đặc biệt là những người quan tâm đến ngành hàng không. Xuất phát từ ý tưởng của một cậu thiếu giá buôn gỗ cách đây hơn một thế kỉ, Boeing đã chứng tỏ được mạnh, tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.
screenshot 1 11
Sinh ngày 1/10/1881 tại Detroit, Mỹ, William Wdwadr Boeing là con cả của một gia đình nhập cư giàu có. Sau khi du học ở Thụy Sĩ trở về, ông bắt đầu kế thừa sự nghiệm buôn gỗ của cha mình. Nhờ sự nhạy bén tỏng kinh doanh, Wiillam nhanh chống thành công và công việc làm ăn ngày càng phát đạt. Tuy nhiên, như một cơ duyên chàng thiếu giá khi ấy đã chuyển sự chú ý của mình sang máy bay – loại hình vẫn tải vẫn còn sơ khai và được đóng bằng gỗ trong thời kì đó. Nguyên nhân của sự chuyển hướng này bắt nguồn khi William Boeing được chọn là người bay thử chiếc thủy phi cơ. Trở về nhà sau trải nghiệm khó quên đó, Boeing đã nhen nhóm ý tưởng táo bạo là sẽ tấn công vào ngành công nghiệp mới mẻ và tiềm năng này.
screenshot 2 12
Sau khi chuyển đến Seattle, Boeing nghe nói có một cuộc biểu diễn máy bay ở Los Angles, ông đã tham gia và ngay lập tức say mê đắm đuối với những trải nghiệm này. Trên đường quay về Seattle, Boeing đã thu hút được sự chú ý của một kĩ sư hải quân Joss Westervelt bằng một cuộc trò chuyện bất tận về tương lai của những chuyển bay. Cả hai đã đồng cảm với sự phấn khích đến điên dại của Boeing về tương lai con người đi lại bằng máy bay. Cả hai đã bay trên một chiếc máy bay hai tầng cánh đời đầu, laoij máy bay đòi hỏi cả phi công lần hành khách phải ngồi ở một bên cánh và suy nghĩ thay đổi mẫu thiết kế này tại CLB của trường đại học Seattle. Trước khi Boeing đến Califorlia vào tháng 8 năm 1915 để học lại máy bay, ông đã yêu cần bạn mình thiết kế một chiếc máy bay để vẫn hành hiệu quả hơn. Việc xây dựng chiếc thủy phi cơ có phao đôi mang nhãn hiệu của B&M là viết tắt của 2 người được bắt đầu không lấu sau khi Boeing quay về.
screenshot 3 9
Boeing đã xây dựng ngôi nhà kết hợp giữa nhà chứa máy bay và nhà thuyển bên canh hồ Union trong suốt nửa đầu năm 1916, ông bắt tay vào chế tạo hai chiếc thủy phi cơ B&M. Nhiệm vụ ở hải quân khiến Westervelt phải chuyển đến vùng phía tây trước khi họ hoàn thành công việc vì thế Boeing phải làm việc một mình. Vào ngày 15/06/1916, ông đã tự mình cất cánh chiếc máy bay có biệt danh Bluebill lần đầu tiên thay cho viên phi công được lên lịch bay nhưng không đến đúng giờ. Đúng một tháng sau ông thành lập công ty cổ phần Pacific Air Product Company năm giữ gần 100% cổ phiếu. Sua đó ông di dời công ty đến bãi đóng tàu của Helf bên bờ một con sông. Một năm sau ông đổi tên công ty thành Ariplane Company, phát cuồng vì lạc quan về công việc kinh doanh mới, ông đã thuê nhân công làm phi công, thợ mộc, thợ may và những công nhân thực hiện các quy trình chuyên biệt. Lúc đó chiến tranh thế giới lần một sắp xảy ra, và lần đầu tiên nước Mỹ cần những chiếc máy bay chiến đầu. Boeing biết rằng hải quân Mỹ sẽ cần những chiếc máy bay để tập trận, và tin rằng chiếc máy bay dòng C của mình sẽ đáp ứng được nhu cầu đó. Các viên chức của hải quân đã đồng ý tham gia vào một chuyến bay thử Florida và đặt hàng 50 chiếc của ông. Nhưng đơn hàng máy bay giảm xuống còn một nửa do chiến tranh sắp kết thúc. Để duy trì việc kinh doanh vẫn có lãi, ông đã yêu cầu công nhân chuyển sang cung cấp đồ đạc trong nhà cho những cửa hàng địa phương, cũng như một loại đáy bằng có tên gọi là thuyển trượt trên biển.
B29 - Chiếc máy bay đã thả 2 quả boom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản
Sau chiến tranh, vào năm 1919, ông và một phi công đã thực hiện mọt chuyến bay chở thư bằng đường hàng không đầu tiền tại Mỹ. Ông cho lắp rắp rất nhiều máy bay thương mại mơi vào năm kế tiếp. Bao gồm cả chiếc máy bay đầu tiên có thể bay qua dãy núi Renier. Sau nhiều giai đoạn phá triển, ông đã thành lập Bộ phận vấn chuyển đường hàng không Boeing tiền thân của Hãng United Airlines. Trong những năm tiếp theo gần nửa tấn thư và bưu phẩm cùng gần 1900 hành khách đã được chuyên chở trên đường bay dài 22 tiễng rưỡi đồng hồ này. Điều này đã thúc đấy cho những ý tưởng bằng du lịch hàng không sau đó là những sản phẩm liên quan đễn vũ trụ giúp cho Boeing đứng ở vị trí dẫn đầu trong ngành hàng không trong nhiều thập ký sau đó.
screenshot 5 5
Willam Edward Boing về hưu nhưng ông đã để lại cho công ty của mình một đỗi ngũ quản lý đầy kinh nghiệm. Ngày 28/09/1956, ông qua đời ở tuổi 74, chính thức chấm dứt cuộc đời huyền thoại của người gây dựng đế chế hàng không lớn nhất nước Mỹ.

Trả lời