K11 Turbo là mẫu Flycam nằm trong phân khúc Flycam giá rẻ đang được quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng bán hàng máy bay không người lái nhưng chất lượng của nó có thực sự tốt hay không thì ở bài viết này chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết em nó để anh em có những cái nhìn khách quan nhất nhất về chiếc flycam này!
Thiết kế kế bên ngoài của K11 Turbo
Thiết kế khá to cho người dùng cảm giác cầm đầm và chắc tay, cánh quạt được vuốt cong giống với thiết kế của dòng Flycam Mavic, thiết kế này giúp tối ưu về khí động học và giảm thiểu tối đa tiếng ồn khi hoạt động. Xung quanh thân của K11 Turbo được trang bị rất nhiều lỗ mang đến cảm giác giống như cảm biến nhưng thực ra chỉ để trang trí mà thôi. Với các dòng flycam đời cao thì sẽ là cảm biến tránh va chạm nhưng trên K11 Turbo thì nhà sản xuất trang trí giống như các dòng flycam đời cao, trên lưng của nó cũng có mặt tráng gương giống cảm biến hồng ngoại nhưng đây cũng chỉ là chi tiết nhà sản xuất thêm vào nhằm mục đích trang trí. Còn cảm biến thật của nó nằm ở lỗ chờ trên lưng flycam, nếu anh em mua và lắp thêm cảm biến thì nó sẽ là công nghệ cảm biến bằng laze.
Các tính năng nổi bật của K11 Turbo
- Pin và thời gian bay: sở hữu viên pin 3500mah và thời gian bay thực tế chúng tôi đã test được khoảng 22-25 phút.
- Tính năng móc treo đồ mới trên flycam: trên con K11 Turbo này được tích hợp thêm một tính năng vô cùng mới lạ đón là tính năng móc treo đồ, nhưng tính năng này theo chúng tôi đánh giá là không mấy quan trọng và không cần thiết nhưng sẽ giúp chúng ta có thể biết được thiết kế bên trong mà nhà sản xuất đã thiết kế ra con K11 Turbo này đó là họ đã tối ưu về động cơ, hiệu suất hoạt động của động cơ và tối ưu về mạch điều tốc bên trong giúp cho chiếc flycam này có thể tải trọng thêm 200-300 gram. Tuy nhiên nếu như anh em móc một vật quá nặng vào flycam làm mất trọng tâm của máy bay, khiến nó không bay cao và bay xa được, rất dễ bị rơi rụng.
- Công nghệ truyền sóng và khoảng cách bay xa: chiếc K11 Turbo này sử dụng công nghệ sóng băng tần kép 2.4 và 5.8, theo công bố của nhà sản xuất thì khoảng cách bay xa nó có thể đạt được là 5 km, tuy nhiên thì chúng tôi đã test thức tế thì khoảng cách bay chỉ khoảng 1,5 km. Điểm trừ của chiếc flycam này đó là thông số bay hiển thị trên máy là thông số ảo, đây là một thủ thuật được đánh giá là không trung thực của nhà sản xuất.
- Chất lượng camera: K11 Turbo sử dụng gimbal chống rung 3 trục và cụm camera được thiết kế vô cùng đẹp, chúng tôi đã test thực tế chất lượng camera của chiếc flyacm này, nếu so sánh trong tầm giá 4 triệu chất lượng camera của K11 Turbo có chất lượng kém hơn so với các dòng camera cùng phân khúc, chất lượng chống rung chưa thực sự tốt, đặc biệt là khi xoay ngang camera sẽ bị dính phần cánh quạt của flycam, về độ chi tiết hình ảnh thì chúng tôi cũng không đánh giá cao em này, mức độ vừa phải không quá nổi bật. So sánh với camera của flycam M218 – một mẫu flycam ở phân khúc giá rẻ hơn chỉ khoảng 2 triệu rưỡi nhưng chất lượng cũng khá tương đương nhau, thậm chí bên M218 còn có phần nhỉnh hơn một chút.