Lịch sử ra đời và phát triển của xe tăng

Xe tăng là loại xe chiến đấu bọc thép, được trang bị pháo lớn, di chuyển bằng bánh xích được thiết kế cho tấn công và phòng thủ độc lập hoặc cùng các đơn vị chiến đấu khác. Hỏa lực này thường được cung cấp bởi 1 pháo chính cỡ nòng lớn với súng máy trong 1 tháp pháo quay, có giáp hạng nặng và có khả năng di chuyển trên nhiều loại địa hình, cho phép thực hiện tất cả các nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường. Cùng Linh kiện RC đi tìm hiểu kiến thức thú vị này nhé!

Xe tăng được ra đời trong thế chiến I

Xe tăng là một phát kiến của người Anh và lần đầu tiên được đưa ra chiến trường vào tháng 9/1916. Mặt trận phía tây của Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 thời kỳ đó, cả hai phe đều đang sa lầy vào những trận đánh sử dụng hào chiến đấu. Với sự hỗ trợ của hàng rào dây thép gai, súng máy và hệ thống hào, không phe nào có thể chọc thủng hàng tuyến phòng thủ của phe kia, trận chiến rơi vào tình thế bế tắc.  

Quân Anh muốn sản xuất một loại vũ khí mới có thể phá hủy hàng rào dây thép gai, hệ thống hào cũng như có khả năng chống chọi lại hỏa lực của súng máy. Xe tăng chính là thành quả mà quân Anh mong đợi. Khi lần đầu phát triển xe tăng, để che giấu mục địch thật sự của loại vũ khí này, quân Anh thông báo rằng đây là một thiết bị chuyên chở nước. Do có hình dáng giống kim cương nên xe tăng được đặt tên là “tank” và cái tên này được sử dụng cho đến tận bây giờ. 

Cỗ xe tăng đầu tiên có tên gọi “Mark.I”. Nó nặng 28 tấn, giáp chỉ dày 12 mm và có tốc độ tối đa 6km/h. Nó được trang bị 4 khẩu súng máy 7,62mm hoặc 2 súng 6pd. Chỉ có 50 tăng Mark.I được tham chiến.

Điểm danh những chiếc xe tăng mạnh nhất Thế chiến I

Tháng 11/1917, quân Anh triển khai khoảng 460 chiếc Mark.IVs trong Trận Cambrai. Đây là chiến dịch tăng quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử và tuyến phòng thủ của quân Đức đã bị phá hủy hoàn toàn. 

Sê-ri tăng “Mark” của anh chỉ là những chiếc hộp bọc thép có thể di chuyển bằng xích, súng máy hoặc súng cỡ nhỏ được gắn ở bên sườn vì chưa có tháp pháo xoay. Chúng nhìn giống như những boongke di động và không có các khoang ở phía trong; động cơ ồn và gây rung lắc rất mạnh khi di chuyển vì tăng không có bộ phận giảm xóc. Có thể đây là một thiết kế vô cùng đơn giản. 

Hình dáng của loại vũ khí mới này khiến các quốc gia vô cùng kinh ngạc và họ cũng quyết định phát triển tăng cho riêng mình. tuy nhiên, Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 đã kết thúc.  

Xe tăng giữa các cuộc chiến tranh

Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Ý, Liên Xô và Mỹ đều đầu tư nghiên cứu phát triển tăng. Tăng thời kỳ này có kích thước nhỏ, tốc độ chậm, giáp yếu và chỉ một vài trong số chúng được trang bị súng máy. 

Cỗ xe tăng đầu tiên có cấu trúc hiện đại là FT-17 của Pháp. FT-17 có tháp pháo xoay, thân chia thành các khoang cho người lái, khoang chiến đấu và khoang chứa động cơ. Thiết kế này đã giúp giảm tiếng ồn và tăng khả năng bảo vệ của tăng đồng thời nâng cao hiệu suất chiến đấu. FT-17 được trang bị súng 37mm hoặc súng máy 8mm. China đã mua một vài chiếc FT-17 và thành lập chủng tăng thiết giáp đầu tiên.  

Xe tăng FT-17
Xe tăng FT-17

Một điểm quan trọng, xe tăng chỉ được xem như “một món đồ chơi mới” và không được phái bảo thủ trong quân đội chấp nhận, đặc biệt là quân chủng kỵ binh. Xe tăng chỉ được dùng làm vũ khí hỗ trợ cho bộ binh và chỉ được triển khai khi bộ binh gặp phải các phòng tuyến vững chắc khó phá hủy. Xe tăng không được nhìn nhận như một loại vũ khí mang tính quyết định trong trận đánh. Nhiều cải tiến nâng cấp từng không được đánh giá cao lúc bấy giờ lại tỏ ra hiệu quả sau này. 

Quân Anh đã thiết kế sê-ri “Tăng Bộ binh” có giáp dày nhưng khả năng di chuyển và hỏa lực yếu. Chúng chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ bộ binh. Một trong số đó là A12 “Matilda II” – giáp dày 78m nhưng chỉ được trang bị súng 2pd và có tốc độ tối đa 26 km/h.

Ngoài tăng bộ binh, quân Anh cũng thiết kế sê-ri “Cruiser Tanks”, ví dụ “Crusader”. Chúng có tốc độ cao hơn nhưng giáp và hỏa lực lại yếu. Thời kì này, quân Anh và quân Pháp xếp chúng thành các nhóm nhỏ để hỗ trợ bộ binh. 

Kỹ sư người Mỹ Walter Christie đã phát minh ra hệ thống treo độc lập từng bánh giúp tất cả các bánh đều có thể di chuyển tùy theo địa hình. Tăng được trang bị hệ thống này có tốc độ nhanh hơn và chuyển hướng tốt hơn. Thật không may, quân Mỹ không áp dụng thiết kế này. Quân Liên Xô đã mua nó và đưa vào thiết kế kinh điển của tăng T-34. 

Quân Nhật cũng rất quan tâm đến việc phát triển tăng. Do chiều ngang đường sắt hẹp nên tăng Nhật cũng có bề ngang nhỏ hơn. Khả năng chiến đấu của tăng Nhật khá hạn chế vì không được trang bị động cơ tốt. 

 Trên đây là những tìm hiểu của Linh Kiện RC về lịch sử ra đời của xe tăng. Ngoài ra Linh Kiện RC cũng có những sản phẩm xe tăng điều khiển từ xa nên nếu anh em có đam mê có thể tham khảo hoặc xem những clip review của chúng tôi trên kênh youtube channel Linh Kiện RC để có những đánh giá trực quan nhất trước khi chọn mua sản phẩm.

 

Trả lời